You are here:

Tia hồng ngoại có nhìn thấy không? – Tác hại của tia hồng ngoại và cách phòng tránh

Tia hồng ngoại được phát hiện vào đầu thế kỷ 19 và đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, điện tử và quân sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tia hồng ngoại là gì? Tia hồng ngoại có nhìn thấy không? Đặc điểm, phân loại? Mọi vấn đề liên quan đến tia hồng ngoại sẽ được phim cách nhiệt ngôi sao chia sẻ chi tiết trong bài viết này.

Giới thiệu về tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại là gì?

Tia hồng ngoại hay còn gọi là sóng hồng ngoại, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng hồng ngoại… Trong vật lý quang học, tia hồng ngoại là tia bức xạ có bước sóng từ 700 nm đến 1 µm, tần số từ 300 GHz đến 300 MHz, năng lượng photon trong khoảng từ 1,2 meV đến 1,7 eV.

Tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại hay còn gọi là sóng hồng ngoại, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng hồng ngoại…

Phân loại tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại sẽ có bước sóng từ 700 nm đến 1 µm và được chia thành 5 loại theo bước sóng.

Trong đó bao gồm:

  • Hồng ngoại gần (750 nm – 1,4 µm)
  • Hồng ngoại sóng gần (1,4 – 3 µm)
  • Hồng ngoại sóng trung (3 – 8 µm)
  • Hồng ngoại sóng xa (8 – 15 µm)
  • Hồng ngoại xa (15 – 1000 µm)

Tia hồng ngoại xa có bước sóng dài nhất sẽ mang năng lượng bức xạ thấp nhất.

Nguồn gốc và nguyên hoạt động của tia hồng ngoại

Bất cứ thứ gì có nhiệt độ trên 0 độ K đều có thể phát ra tia hồng ngoại, chẳng hạn như đèn LED, điều khiển từ xa tivi, màn hình máy tính, … và một lượng lớn tia hồng ngoại đến từ mặt trời. Các nhà khoa học đã chứng minh tia hồng ngoại xa có bước sóng từ 4 – 14 micromet có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, sinh trưởng và phát triển của các sinh vật trên Trái đất.

Nguồn gốc tia hồng ngoại

Nguồn gốc và nguyên hoạt động của tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại xa khi tiếp xúc với da cơ thể sẽ phát nhiệt, nóng lên và lan ra các vùng lân cận. Nhiệt lượng này giúp cơ thể sản xuất các chất sửa chữa protein và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

Tia hồng ngoại có nhìn thấy không? Ứng dụng của tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại có nhìn thấy không? Là thắc mắc của rất nhiều khi nhắc về tia hồng ngoại.

Mắt thường có nhìn được tia hồng ngoại không?

Được biết, bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người là từ khoảng 380nm đến 700nm, nhưng tia hồng ngoại có bước sóng từ 700nm, vậy tia hồng ngoại là loại bức xạ không nhìn thấy được

Tia hồng ngoại có nhìn thấy không

Mắt thường có nhìn được tia hồng ngoại không?

Ứng dụng của tia hồng ngoại

Từ lâu tia hồng ngoại đã có những ứng dụng trong y học, khoa học kỹ thuật, cụ thể:

Đo nhiệt độ

Ứng dụng hồng ngoại phổ biến để đo nhiệt độ của các đối tượng từ xa, với ứng dụng đo nhiệt độ này, tia hồng ngoại sẽ được sử dụng phổ biến trong quân đội để xác định mục tiêu vào ban đêm. 

Cung cấp nhiệt

Trong một số phòng xông hơi khô, tia hồng ngoại được sử dụng để sưởi ấm rất hiệu quả. Với ứng dụng này, các máy bay cũng đã sử dụng đèn hồng ngoại để làm tan tuyết trên cánh nhằm đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rõ ứng dụng nhiệt của tia hồng ngoại thông qua ánh sáng mặt trời.

Quốc phòng

Trong quốc phòng, tia hồng ngoại có vai trò cực kỳ quan trọng, các loại vũ khí, tên lửa hiện đại được lắp đầu dẫn ống hồng ngoại, như vậy cho phép người điều khiển có thể xác định chính xác mục tiêu.

Điều khiển điện tử

  • Điều khiển từ xa: tivi, quạt, ánh sáng, âm thanh, ..
  • Cảm biến hồng ngoại: Xuất hiện trong khu mua sắm, nhà hàng, sân bay
  • Phụ kiện điện tử: Máy vi tính, đèn LED, ..
  • Truyền thông: Sợi quang viễn thông sử dụng tia hồng ngoại để truyền thông tin
  • Thiết bị nhìn ban đêm: Camera hồng ngoại, ống nhòm, …

Nghiên cứu thiên văn học

Trong thiên văn học, ánh sáng hồng ngoại rất quan trọng cho việc nghiên cứu các vật thể lạnh có nhiệt độ dưới 1000 ° K, rất khó nhìn thấy trong các vùng quang phổ khác.

An ninh

Tia hồng ngoại dùng để xác minh tiền và dữ liệu hộ chiếu, chứng chỉ ngân hàng, tuy nhiên mức độ an toàn không bằng tia cực tím.

Ngoài ra, sóng hồng ngoại còn được ứng dụng trong ngành thẩm mỹ, xông hơi,…

Tác dụng tia hồng ngoại

Các ứng dụng của tia hồng ngoại

Tác hại của tia hồng ngoại và cách phòng tránh

Không thể phủ nhận tác dụng của tia hồng ngoại, nhưng chúng còn gây ra những tác hại mà chúng ta phải lưu ý:

Tổn thương da

Tiếp xúc với lượng lớn bức xạ hồng ngoại lớn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ, tổn thương da và mô.

Tổn thương mắt

Eyes Tiếp xúc lâu với ánh sáng hồng ngoại có thể gây hại cho mắt, đặc biệt là những người phải làm việc trực tiếp với ánh sáng hồng ngoại. Nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến thủy tinh thể và giác mạc của mắt, đó là lý do tại sao chúng ta không nên nhìn thẳng vào mặt trời.

Gây ra hiệu ứng nhà kính

Khi có nồng độ hơi nước cao trong không khí trên bề mặt trái đất, các loại bức xạ hồng ngoại này sẽ bị giữ lại gần mặt đất, gây ra thiệt hại cho các sinh vật sống trên trái đất.

Tác hại tia hồng ngoại

Các tác hại của tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống, nó mang đến những lợi ích cũng như tác hại đến cuộc sống của chúng ta. Nắm bắt được những tính chất của tia hồng ngoại sẽ giúp chúng ta ứng dụng nó vào cuộc sống hiệu quả, hạn chế được những tác hại mà chúng đem lại.

Không chỉ khi ra ngoài bạn mới cần phòng tránh tia hồng ngoại, tia tử ngoại bằng các biện pháp như bôi kem chống nóng, mặc áo chống nắng, đội mũ, che ô… Mà ngay cả khi ở trong nhà hay trong xe ô tô, bạn cũng có thể chịu ảnh hưởng của tia hồng ngoại qua cửa kính.

Vậy làm sao để phòng ngừa tia tử ngoại ngay khi ở trong nhà, trong xe? Một phương pháp vô cũng hữu dụng đó là sử dụng fiml dán cách nhiệt có tính năng chống, cắt tia hồng ngoại, tia UV tới 99%.

Phim cách nhiệt Ngôi Sao chuyên cung cấp film cách nhiệt Hàn Quốc chính hãng cách nhiệt, chống nóng, chống tia UV, cắt tia hồng ngoại… cho nhà kính, cửa kính, cho xe ô tô. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900633645 để được tư vấn chi tiết.

Qua bài viết này các bạn đã biết được “tia hồng ngoại có nhìn thấy không” cũng như những tác dụng và tác hại của loại tia này. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Kiến thức hay cần biết

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram