Nội dung
ToggleSốc nhiệt là trạng thái cơ thể vượt quá ngưỡng 40 độ C, dẫn đến các tai biến nguy hiểm khác nhau. Tùy mức độ mà sốc nhiệt có thể gây ra tổn thương sức khỏe từ ngắn hạn, tổn thương vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Vậy khi sốc nhiệt nên làm gì và không nên làm gì? Các triệu chứng ban đầu và cách phòng chống sốc nhiệt là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Sốc nhiệt là gì? Tác hại khi bị sốc nhiệt
Sốc nhiệt là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, thường xảy ra với những người có thể trạng yếu hoặc người lao động ngoài trời. Ở trạng thái bình thường, cơ thể có các cơ chế để hạ nhiệt như đổ mồ hôi, giãn mạch, giúp giải phóng nhiệt độ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, khi phải tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá cao trong thời gian lâu dài, cơ chế tự làm mát của cơ thể có thể bị tê liệt, dẫn tới sốc nhiệt.
Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai, không kể độ tuổi, thể trạng hay giới tính. Tuy biểu hiện lâm sàng giống nhau, nhưng ta có thể chia sốc nhiệt thành 2 nhóm:
– Sốc nhiệt kinh điển: xảy ra khi tiếp xúc thụ động với nhiệt độ cao, thường gặp ở người cao tuổi, trẻ em, người có thể trạng yếu, có bệnh nền tim mạch, thần kinh.
– Sốc nhiệt do gắng sức: hay gặp ở người trẻ, người có thể trạng tốt. Nguyên nhân do ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao, có thể do lao động, tập thể dục quá nặng, …
Sốc nhiệt có nguyên nhân từ sự mất cân bằng bên trong cơ thể, gây ra các ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan nội tạng. Hệ thần kinh là nơi chịu tác động lớn nhất. Trong một số trường hợp, sốc nhiệt có thể dẫn đến hôn mê sâu, co giật và tử vong.
Cụ thể, các biến chứng của sốc nhiệt bao gồm:
- Hôn mê sâu, liệt nửa người, mất trí nhớ, loạn thần
- Suy thận cấp, hoại tử ống thận
- Rối loạn đông máu
- Suy gan, hoại tử tế bào gan
Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu như thân nhiệt >42,2 độ C, hôn mê sâu trên 4h, suy thận, … thì rất có thể dẫn đến tử vong.
Bị sốc nhiệt nên làm gì và không nên làm gì?
Trong trường hợp phát hiện thấy một số biểu hiện người xung quanh có các dấu hiệu như đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, … Hãy nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu dưới đây:
Bước 1: Lập tức di chuyển bệnh nhân tới những nơi có nhiệt độ mát dịu, lưu ý không nên quá lạnh
Bước 2: Đặt bệnh nhân nằm thẳng, bỏ bớt quần áo. Thực hiện chườm đá hoặc dùng khăn mát để hạ nhiệt. Dùng quạt thổi nhẹ hoặc ngâm vào bồn tắm nước mát để hỗ trợ hạ thân nhiệt
Bước 3: Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, bổ sung nước và chất điện giải, đồng thời đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời.
Bước 4: Trên đường di chuyển, lưu ý vẫn phải tiếp tục sử dụng các biện pháp hạ nhiệt cho người bệnh. Liên tục quan sát tình trạng của bệnh nhân để có các hướng xử lý kịp thời.
*** Tuyệt đối không sử dụng đá để hạ nhiệt với bệnh nhân là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính ( theo khuyến cáo của WebMD – Hoa Kỳ ). Chỉ nên chườm đá với những trường hợp người khỏe mạnh, bị sốc nhiệt do gắng sức.
Dấu hiệu & cách phòng tránh sốc nhiệt
Dấu hiệu ban đầu của sốc nhiệt bao gồm:
- Đau nhức cơ, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi
- Chóng mặt, đau đầu, chuột rút, ngất
- Sốt cao trên 40 độ C, da nóng bừng
- Mê sảng, co giật, bất tỉnh.
Nếu gặp trên một dấu hiệu kể trên, lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu để giảm nguy cơ biến chứng.
Ngoài ra, ta có thể thực hiện các phương pháp chủ động để ngăn ngừa sốc nhiệt ngay từ ban đầu:
- Đội mũ khi ra nắng: đây là cách đơn giản nhất để chống nhiệt ở điều kiện ngoài trời. Lưu ý, sử dụng các loại mũ rộng vành, che kín được phần gáy. Lý do là bởi trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể được đặt ở khu vực này, tiếp xúc trực tiếp với nhiệt lượng lớn có thể khiến cơ thể mất khả năng hạ nhiệt tự nhiên.
- Dùng áo chống nắng: là cách rất nhiều chị em phụ nữ Việt Nam lựa chọn khi ra đường. Bên cạnh khả năng kháng nhiệt, áo chống nắng còn cản được các tác nhân gây hại khác như tia cực tím, bụi mịn, …
- Kính bảo hộ và khăn: các dụng cụ thiết yếu này sẽ giúp người lao động ngoài trời giảm thiểu nguy cơ sốc nhiệt
- Thường xuyên bổ sung nước: nước là cách hiệu quả để giảm nhiệt và duy trì trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh cho cơ thể.
Tất cả những cách trên có thể được áp dụng một cách chủ động với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy vậy, với những đối tượng người già, người bệnh, những người có nguy cơ bị sốc nhiệt cao hoặc ngay cả khi ở ngồi trong nhà thì ta cần phải làm gì để phòng tránh sốc nhiệt?
Bạn có thể làm giảm nguy cơ sốc nhiệt bằng cách dán phim cách nhiệt.
Phim cách nhiệt là thiết bị giúp giảm tối đa nhiệt lượng bên trong nhà kính; vừa giúp không gian được mát mẻ, chống được các tác nhân gây hại như tia UV, tia hồng ngoại…
>>> Tham khảo thêm:
Phim cách nhiệt nhà kính CHỐNG NẮNG tới 92% – Kinh nghiệm, Bảng giá
Phim cách nhiệt ô tô Hàn Quốc CHỐNG NÓNG tới 92% – Bảng Giá 2022
Qua bài viết này bạn đã biết bị sốc nhiệt nên làm gì và không làm gì. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy bảo vệ và phòng tránh các tác nhân gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.