You are here:

Mẹo xử lý mờ kính, nhòe gương khi lái xe ô tô trời mưa

Lái xe dưới trời mưa là một trải nghiệm thú vị, giúp mọi người thấy được giá trị thực sự khi sở hữu ô tô.
Tuy nhiên, thời tiết mưa gió luôn gây khó khăn cho việc lái xe trên đường. Mưa gió không chỉ khiến kính xe ô tô dễ bị mờ, gương chiếu hậu bị nhòe mà còn làm giảm tầm nhìn, gây trơn trượt và hạn chế khả năng quan sát cũng như độ an toàn khi lái xe. Dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý các tình huống thường gặp nhất khi lái xe trời mưa.

Thời tiết mưa gió luôn gây khó khăn cho việc lái xe trên đường

Thời tiết mưa gió luôn gây khó khăn cho việc lái xe trên đường

1. Kính lái bị mờ

Nhiều tài xế tranh cãi việc sử dụng điều hòa nóng hay lạnh thì xe hết mờ kính lái, thực tế là nóng hay lạnh đều được. Ngay khi vừa bước lên xe, cách nhanh nhất để hết mờ kính là bật sưởi kính.

Hoặc nếu không có sưởi kính thì bật điều hòa để khắc phục hiện tượng trên. Với điều hòa, bạn chỉ cần mở điều hòa để hạ thấp nhiệt độ sao cho cân bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng thêm chế độ hất gió lên kính lái từ 30 giây đến 1 phút, hoặc cho tới khi hơi nước trên kính lái bay hơi hoàn toàn.

Kính lái bị mờ

Kính lái bị mờ

Ngoài ra, bạn cũng nên chuyển từ chế độ lấy gió trong sang chế độ lấy gió ngoài, hoặc hé kính cửa sổ từ 10 – 15 cm nếu mưa nhỏ, để nhanh chóng cân bằng nhiệt độ với môi trường bên ngoài.

2. Gương chiếu hậu bị nhòe

Khi lái xe, để dễ dàng quan sát phía sau khi đi đường hoặc sang đường, lái xe thường chỉ biết quan sát qua gương chiếu hậu.Tuy nhiên, vào những ngày mưa gió lượng nước sẽ bị đọng lại trên gương chiếu hậu sẽ bị nhòe gây khó khăn cho việc quan sát đường.

Gương chiếu hậu bị nhòe

Gương chiếu hậu bị nhòe

Đối với những cơn mưa lớn thì theo kinh nghiệm của nhiều tài xế lái xe lâu năm thì bạn nên lấy ruột thuốc lá hoặc thuốc lào sau đó sát đều lên mặt gương và phủi sạch đi, nhờ vào lớp nhựa của thuốc lá đó sẽ tạo thành một lớp chắn chống nước, nước đọng thành giọt như hạt xương.

Có thể dùng tờ giấy báo có mực in nhiều lau trên mặt kính nhiều lần cũng có tác dụng tương đối tốt.

Hoặc bạn có thể dùng ruột thuốc lá hoặc thuốc lào bôi đều lên bề mặt gương chiếu hậu và sau đó phủi sạch. Lớp nhựa từ ruột thuốc lá sẽ tạo nên một lớp chống bám nước hay hiệu ứng lá sen, nước sẽ đọng thành những hạt li ti và dễ dàng trôi đi, giúp quan sát tốt hơn.

Tuy nhiên các cách trên cũng chỉ mang tính chất tạm thời, hiệu quả ngắn hạn. Các hợp chất tạo hiệu ứng lá sen sẽ nhanh chóng mất đi sau những lần rửa xe.

3. Gặp trường hợp mưa lớn không thể quan sát

Gặp trường hợp mưa lớn không thể quan sát

Gặp trường hợp mưa lớn không thể quan sát

Khi đang đi trên đường cao tốc, gặp cơn mưa lớn sẽ bị hạn chế tầm nhìn dù kính gạt nước có làm việc hết công suất. Lúc này, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard), bật đèn sương mù hoặc đèn pha chế độ chiếu gần để xe trước và xe sau có thể thấy xe bạn; giảm tốc độ, giữ khoảng cách với xe trước.

Trong trường hợp nhìn thấy biển số xe và đuôi xe trước có nghĩa là xe bạn đang đi quá gần xe đó, cách tốt nhất nên giữ khoảng cách với xe phía trước; nếu đường phân ra nhiều làn nên chủ động tách sang làn khác. Khi đi đường trời mưa cố gắng nên hạn chế phanh gấp vì xe sau sẽ khó có thể phản ứng kịp, rất dễ gây tai nạn đâm đuôi.

Bên cạnh đó, để tầm nhìn tốt hơn khi lái xe dưới trời mưa, khách hàng nên sử dụng các loại gạt mưa chất lượng tốt, đảm bảo gạt sạch nước, phần kính lái trong, tốt cho tầm nhìn, quan sát và xử lý các tình huống trong quá trình di chuyển.

Gạt mưa UBAuto là sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với hầu hết các mẫu xe ô tô hiện có trên thị trường.

 

4 lợi ích khi dùng gạt mưa UB Auto

4 lợi ích khi dùng gạt mưa UB Auto

4 lợi ích khi dùng gạt mưa UB Auto

  • Gạt sạch nước không để lại vết trên kính lái
  • Vận hành êm ái, không gây ồn
  • Gạt mưa UB Auto có tuổi thọ cao
  • Sản phẩm chính hãng, nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc

Xem thêm: Sử dụng gạt mưa chất lượng của UBAuto để hạn chế vết xước trên kính xe ô tô

Kiến thức hay cần biết

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram