You are here:

TỔNG HỢP các chi phí xây nhà bằng kính – những lưu ý cần biết

Các mẫu thiết kế nhà bằng kính luôn tạo ra sự thích thú cao bởi sự thanh lịch và hiện đại. Câu hỏi được không ít người đặt ra là vậy xây nhà theo lối kiến trúc này thì có đắt không? Chi phí xây nhà bằng kính cụ thể ra sao? Cần lưu ý những điều gì khi chuẩn bị? Tất cả sẽ được Ngôi Sao giải đáp ngay sau đây.

Các chi phí xây nhà bằng kính

Về chi phí, tất nhiên, xây nhà bằng kính sẽ đắt hơn kha khá so với nhà bằng tường gạch hay tường bê tông. Các chi phí xây nhà bằng kính bao gồm: 

– Chi phí cho bản vẽ thiết kế

Để tiết kiệm chi phí xây nhà, nhiều chủ nhà thường sưu tầm bản vẽ hoặc mua bản thiết kế đã có sẵn. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến các hậu quả như:

  • Sai kết cấu nhà gây lãng phí, đổ sập
  • Không tính hướng nắng gió khiến nhà bí bức
  • Hệ thống điện nước không đảm bảo an toàn kỹ thuật…

Vì vậy, chi phí cho thiết kế nhà là chi phí cần thiết và nên chi trả. Chi phí này cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào tên tuổi của kiến trúc sư, đơn vị thiết kế.

– Chi phí xin phép xây dựng (hồ sơ, bản vẽ, chi phí nộp cho nhà nước)

Bao gồm:

  • Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới (50.000 – 100.000 VNĐ/giấy phép)
  • Đơn giá cắm mốc ranh giới (nếu cần)
  • Các loại phí phải nộp khi xin cấp sở hữu nhà ở (Lệ phí trước bạ, Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Thuế thu nhập cá nhân)
  • Chi phí xin cấp điện (nếu cần)
  • Chi phí xin cấp số nhà (45.000 VNĐ/ biển số) (nếu cần)

– Chi phí phá dỡ trả lại mặt bằng (phá dỡ nhà cũ, san lấp…) (nếu cần)

– Chi phí bao che chống rơi vãi vật liệu…

– Chi phí thi công phần thô 

Thi công thô là giai đoạn thi công tạo nền móng, mái, khung xương… Giai đoạn này có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, bền vững của ngôi nhà. Đơn giá xây thô sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Quy mô công trình
  • Vật tư thô
  • Nhân công
  • Kết cấu địa chất
  • Bản thiết kế nhà

Chi phí thi công thô sẽ rơi vào khoảng 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ/m2.

– Chi phí hoàn thiện xây dựng (ốp lát, cầu thang, lan can, cửa đi, cửa sổ, điện nước….)

Sau khi đã xây thô xong thì sẽ chuyển sang giai đoạn thi công hoàn thiện lắp kính, lắp đặt điện nước và nội thất… Phần phí vật tư hoàn thiện sẽ được tính tách biệt với phần thi công thô của ngôi nhà.

Một chi phí quan trọng trong chi phí hoàn thiện nhà kính phải kể đến đó là chi phí mua kính. Các loại kính cường lực có giá từ 300.000 – trên 1.200.000 VNĐ / m2, với độ dày từ 5 -> 12 mm; kính dày hơn sẽ mang đặc tính chống ẩm, chống ồn, chống nhiệt, chống lực tốt hơn.

– Thiết bị vệ sinh, thiết bị điện – điện tử, thiết bị bếp…

– Thiết kế, thi công nội thất và trang trí decor

Để ngôi nhà hoàn tiện nhất, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và đảm bảo công năng, tính thẩm mỹ thì không thể thiết phần nội thất. Trong đó:

  • Chi phí thiết kế chiếm 20% (Chi phí thiết kế nội thất = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá thiết kế nội thất/m2)

Đơn giá thiết nội thất hiện nay khoảng 200.000 – 350.000đ/m2. Đơn giá này sẽ thay đổi tùy theo từng công trình như nhà ở, nhà phố, biệt thự… Ngoài ra, cũng thay đổi theo phong cách thiết kế (cổ điển, tân cổ điển, hiện đại…). Nếu bạn muốn có cả bản vẽ 3D thì chi phí cũng sẽ tăng thêm.

  • Chi phí mua sắm nội thất chiếm 70% (Chi phí mua đồ dùng nội thất cần thiết cho ngôi nhà của bạn)
  • Chi phí thi công chiếm 10%

– Sân vườn, cây xanh…

Với khu vực sân vườn, chi phí sẽ phụ thuộc vào vật liệu và chất lượng vật liệu bạn muốn sử dụng. Bên cạnh đó tường rào, cổng rào, cây xanh các loại… cũng không có mức giá cố định. Tóm lại, tùy theo vật liệu và phong cách thiết kế mà giá sẽ có sự chênh lệch.

– Các chi phí có thể phát sinh khác

Dự trù chi phí thi công nhà kính thường sẽ không thể chính xác 100% bởi nó sẽ có những khoản phát sinh ngoài dự kiến. Nên bạn cần có các khoản dự trù.

Chi phí xây nhà bằng kính là bao nhiêu?

Trong phần trên chúng tôi đã liệt kê chi tiết tất cả các chi phí cần thiết để xây nhà bằng kính. Cộng tổng tất cả các chi phí trên bạn sẽ xác định được chính xác tổng chi phí xây nhà kính là bao nhiêu. 

Chi phí thi công trọn gói nhà kính trung bình rơi vào khoảng 4.500.000 – 6.000.000 /m2. Vậy ta sẽ có tổng các chi phí xây nhà bằng kính (khoảng 100m2) sẽ là từ 600 triệu đến trên 1 tỷ đồng.

Ưu và nhược điểm của nhà bằng kính

Sự cục mịch, bí bách mà các công trình sử dụng bê tông hay tường gạch đem lại đã khiến các nhà thiết kế nảy ra ý tưởng xây dựng nhà bằng kính. Nhà bằng kính bên cạnh tính thẩm mỹ cao còn mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Trên thực tế, người ta thường nhắc nhà bằng kính qua tính ứng dụng cao mà nó đem lại, thay vì chỉ để cho đẹp. 

Chi phí xây nhà bằng kính

Xây dựng nhà bằng kính đem lại những lợi ích:

  • Tận dụng nguồn sáng tự nhiên: hạn chế tối đa sử dụng đèn điện, vừa giúp tiết kiệm điện năng lại tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ.
  • Tạo không gian mở: nhà tường gạch bị hạn chế tầm nhìn, thường tạo cho con người cảm giác cực kỳ bí bách và ngột ngạt. Vấn đề này được giải quyết triệt để với nhà bằng kính; tạo sự thông thoáng, dễ chịu, thư giãn và rộng rãi.
  • Khả năng chống chịu các yếu tố ngoại cảnh: kính được dùng cho thi công nhà bằng kính là loại kính cường lực. Có khả năng chịu tác động vật lý, độ bền cao, cách âm, cách nhiệt tốt. 
  • Tạo vẻ thanh lịch, sang trọng: nhà bằng kính được kết hợp khéo léo với các yếu tố như sân vườn, nền gạch, hồ bơi, bể cá cảnh, … sẽ tạo ra nét thanh lịch mà không hề phô trương.

Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra thực tế rằng thiết kế nhà bằng kính xuất hiện không quá nhiều tại Việt Nam. Lí do là bởi khả năng chống nhiệt và chống ẩm của kính cường lực có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam. 

Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng khiến không gian mở do nhà bằng kính tạo ra bị “bóp nghẹt”. Vì thế, thiết kế này sẽ phù hợp hơn tại những vị trí có cảnh quan và diện tích thoáng đãng. 

Những lưu ý khi xây nhà bằng kính

Trước khi ra quyết định chốt phương án với đơn vị thi công, bạn cần hỏi kỹ và cân nhắc một số yếu tố như sau:

– Kết cấu công trình: bao gồm các hạng mục gì? cần bỏ bớt hay ưu tiên hạng mục nào hơn? Khả năng chịu tải và độ bền của từng hạng mục, …

– Lựa chọn kính: các vị trí khác nhau nên được áp dụng các loại kính có độ dày khác nhau. Ngoài ra, vấn đề công năng như chống nhiệt, chống ồn… cần được cân nhắc theo nhu cầu, ví dụ: nếu bạn ưu tiên sự yên tĩnh thì nên chọn kính có khả năng chống ồn cao, có thể dán thêm phim cách nhiệt để tăng cường khả năng chống nóng.

– Cần có các biện pháp chống nắng nóng thích hợp

Như đã đề cập ở trên, khí hậu nóng ẩm là rào cản lớn nhất cho việc xây nhà bằng kính tại Việt Nam. Vấn đề này có thể được giải quyết phần nào với sản phẩm phim cách nhiệt nhà kính do Ngôi Sao cung cấp.

Phim cách nhiệt có khả năng đem lại hàng loạt các lợi ích khác nhau cho người sử dụng. Tiêu biểu bao gồm:

  • Giảm nhiệt độ phòng, tiết kiệm điện năng, nhất là trong thời tiết mùa hè oi bức
  • Đảm bảo an toàn với khả năng cản tia cực tím đến 99%
  • Chống chói, chống ồn, chống chịu lực

Chi phí xây nhà bằng kính

Các công trình như cao ốc, chung cư, nhà bằng kính cực kỳ phù hợp với sản phẩm phim cách nhiệt. Liên hệ hotline: 1900 63 36 45 để được tư vấn chi tiết về các loại phim cách nhiệt phù hợp với ngôi nhà của bạn.

Các mẫu nhà bằng kính đẹp

xây nhà bằng kính

Nhà bằng kính có thể xây dựng tại nơi nhiều cây cối, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Đây sẽ là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng và xả stress.

xây nhà bằng kính

Nhà bằng kính kết hợp với gỗ và nội thất tối giản tạo ra sự hài hòa, thanh lịch và sáng trọng

xây nhà bằng kính

Nhà bằng kính kết hợp hồ bơi luôn là combo hoàn hảo

xây nhà bằng kính

Nhà bằng kính kết hợp với mái hiên rộng và tường đá, tạo cảm giác cổ điển và lịch sự

Trên đây là một số kinh nghiệm và các chi phí xây nhà bằng kính mà Ngôi Sao muốn gửi đến các bạn. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Kiến thức hay cần biết

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram