Nội dung
ToggleNhiệt độ trong nhà là một trong những yếu tố tác động đến sức khỏe của con người. Nếu như nhiệt độ trong nhà ở mức quá cao hay quá thấp thì chúng có tác động xấu đến sức khỏe con người. Bài viết dưới đây, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời như thế nào?
Tại sao lại có sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời?
Có thể nói sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời có thể do các yếu tố sau:
Trường hợp 1: Nhiệt độ trong nhà có thể thấp hơn nhiệt độ của ngoài trời
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời do các nguyên nhân sau:
- Do sử dụng hệ thống làm mát như máy lạnh, quạt phun sương, quạt thông gió trong mùa hè.
- Do sử dụng các biện pháp phim cách nhiệt phù hợp như có mái chống nóng, phim cách nhiệt,..
- Do hướng xây dựng của ngôi nhà là hướng đón gió, xung quanh có nhiều cây cối và bóng mát.
- Hệ thống thông gió của ngôi nhà cực tốt, hệ thống giếng trời, cửa sổ, cửa chính phù hợp,..
Trường hợp 2: Nhiệt độ trong nhà cao hơn nhiệt độ của ngoài trời
Sẽ do một số nguyên nhân sau:
- Do sử dụng hệ thống làm ấm như máy sưởi, lò sưởi trong mùa đông.
- Nhiệt độ bên trong nhà nóng lên là do hấp thụ từ bên ngoài vào từ tường, mái, cửa kính,…
- Các thiết bị điện tử cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiệt độ nhà nóng hơn so với bên ngoài.
- Việc nấu nướng trong nhà cũng khiến cho nhiệt độ trong nhà tăng cao.
- Hệ thống thông gió trong nhà có thể không tốt, ít cửa sổ, cửa chính bé,..
- Hướng xây nhà có thể là hướng đón nắng (hướng Tây, hướng Tây Nam) quanh nhà không có nhiều cây cối và bóng mát.
Chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời bao nhiêu là tốt?
Trong những ngày hè nóng bức tới 30 – 40 độ C, mọi người thường có thói quen để nhiệt độ trong phòng dưới 20 độ C để làm mát nhanh chóng. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ lớn như vậy có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Bạn chỉ nên để nhiệt độ trong nhà thấp hơn ngoài trời khoảng 3 – 6 độ C để tránh bị sốc nhiệt khi di chuyển giữa 2 môi trường trong nhà và ngoài trời.
Còn vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống tầm 10 – 15 độ C, bạn có thể điều chỉnh để nhiệt độ trong nhà cao hơn ngoài trời từ 5 – 10 độ C để cơ thể luôn được giữ ấm và đặc biệt là phải nhớ mặc quần áo ấm khi đi ra ngoài để tránh bị sốc nhiệt do chênh lệch giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời.
Ngoài ra, với mỗi hoạt động của cơ thể cũng có những mức nhiệt độ môi trường lý tưởng khác nhau. Bạn có thể tham khảo dưới đây và điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sao cho phù hợp.
- Nhiệt độ trong nhà là yếu tố quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Thân nhiệt con người sẽ làm giảm khi đang ngủ, nếu như phòng ngủ quá nóng, quá lạnh sẽ khiến cho cơ thể bạn phải làm việc để có duy trì được nhiệt độ thích hợp. Nếu bạn giảm nhẹ nhiệt độ của phòng ngủ thi sẽ dễ dàng ngủ hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhiệt độ lý tưởng nhất để đi vào giấc ngủ sẽ là từ 15 đến 19 độ C (khoảng 16,7 độ C).
- Còn nếu trong quá trình tập thể dục thì nhiều người thích để chế độ bình thường để luyện tập toát mồ hôi, nhưng có người lại thích bật quạt để cảm giác mát mẻ, thoải mái hơn. Tùy vào từng loại bài tập thì sẽ có mức nhiệt khác nhau, theo nghiên cứu chung thì mức nhiệt tốt nhất để tập thể dục đó là từ 20 đến 22 độ C.
- Còn nếu nhiệt độ phòng quá ấm áp, sẽ tạo ra cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Trong khi nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến bạn mất tập trung. Do đó nhiệt độ tốt nhất khi học để có một tinh thần tỉnh táo đó là từ 21 đến 25 độ C.
- Trong bình mỗi người sẽ có khoảng 90,000 giờ để làm việc trong cuộc đời của mình, do vậy nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý khi làm việc. Theo cuộc khảo sát, có tới 42% nhân viên văn phòng nói rằng làm việc trong môi trường quá nóng vào mùa hè hay việc phòng quá lạnh vào mùa đông sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất làm việc. Do đó nhiệt độ thích hợp để làm việc là 24 độ C. Đối với khí hậu Việt Nam thì các chuyên gia khuyên rằng bạn nên để ở mức từ 25 đến 26 độ C.
Những lưu ý cần nhớ
Dưới đây là một vài lưu ý khi bạn điều chỉnh sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà cũng như ngoài trời:
- Không để chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời quá cao vì có thể gây sốc nhiệt…
- Lựa chọn vị trí phù hợp lắp các thiết bị làm mát, nếu lặp điều hòa quá thấp thì luồng không khí lạnh sẽ thổi trực tiếp vào cơ thể con người, giúp làm mát nhanh hơn nhưng ngồi lâu sẽ làm giảm sự thích nghi với nhiệt độ ngoài trời của môi trường, dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử liên tục để giảm thiểu sự chênh lệch quá cao giữa nhiệt độ ngoài trời và trong nhà.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời mà bạn cần biết. Bạn có thể sử dụng phim cách nhiệt để giúp giảm nhiệt trong nhà. Tại Ngôi Sao hiện đang cung cấp sản phẩm phim cách nhiệt NTECH và CeraMAX chính hãng, chất lượng với giá cả hợp lý.